Tại sao cần một cổng thanh toán trực tuyến cho website thương mại điện tử?

Là một lập trình viên, mình hiểu rõ giá trị cốt lõi của một website thương mại điện tử không chỉ nằm ở giao diện đẹp mắt hay sản phẩm đa dạng, mà còn ở khả năng chuyển đổi người xem thành khách hàng thực sự. Và yếu tố then chốt để đạt được điều đó chính là một quy trình thanh toán liền mạch và an toàn.
Hãy hình dung thế này: bạn đã dành hàng giờ để tối ưu hóa SEO, chạy quảng cáo, thiết kế UX/UI để thu hút khách hàng tiềm năng đến website. Khách hàng đã chọn được sản phẩm ưng ý, thêm vào giỏ hàng và sẵn sàng chi tiền. Nhưng rồi, nếu không có một cổng thanh toán, họ sẽ làm gì? Chuyển khoản ngân hàng thủ công? Giao hàng thu tiền (COD)? Cả hai phương pháp này đều tiềm ẩn rủi ro về tỷ lệ hoàn tất đơn hàng và trải nghiệm khách hàng.
Các lợi ích của cổng thanh toán trực tuyến trên website:
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate Optimization – CRO): Đây là ưu tiên hàng đầu. Một quy trình thanh toán nhanh chóng, tiện lợi và đáng tin cậy sẽ giảm thiểu “ma sát” trong hành trình mua hàng của khách, từ đó tăng đáng kể khả năng họ hoàn tất đơn hàng. Khách hàng không muốn mất thời gian điền thông tin ngân hàng hay chờ đợi xác nhận giao dịch.
- Mở rộng phương thức thanh toán: Mỗi khách hàng có một sở thích thanh toán khác nhau. Cổng thanh toán cho phép bạn chấp nhận đa dạng các hình thức như thẻ tín dụng/ghi nợ (Visa, Mastercard, JCB, Amex), ví điện tử (MoMo, ZaloPay), QR code, internet banking… Việc cung cấp nhiều lựa chọn không chỉ tiện lợi cho khách hàng mà còn giúp bạn tiếp cận tệp khách hàng rộng lớn hơn.
- Tăng cường bảo mật (Security): Với vai trò là lập trình viên, bạn sẽ hiểu tầm quan trọng của việc bảo mật dữ liệu khách hàng. Các cổng thanh toán đạt chuẩn PCI DSS (Payment Card Industry Data Security Standard) sẽ đảm bảo rằng thông tin thẻ của khách hàng được mã hóa và bảo vệ an toàn. Điều này giúp bạn giảm thiểu rủi ro pháp lý và xây dựng lòng tin với khách hàng.
- Tự động hóa và quản lý hiệu quả: Tưởng tượng việc phải đối soát từng giao dịch thủ công! Cổng thanh toán sẽ tự động ghi nhận, xử lý và báo cáo các giao dịch, giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và giảm thiểu sai sót. Các dashboard quản lý của cổng thanh toán cung cấp cái nhìn tổng quan về doanh thu, các giao dịch thành công/thất bại, giúp bạn đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt.
- Giảm thiểu rủi ro gian lận (Fraud Prevention): Nhiều cổng thanh toán tích hợp các công cụ phát hiện và ngăn chặn gian lận mạnh mẽ, giúp bảo vệ bạn khỏi các giao dịch giả mạo hoặc có tính rủi ro cao.
Sau khi đã hiểu được tầm quan trọng của một cổng thanh toán, giờ mình sẽ đi sâu vào việc triển khai thực tế với SePay Gateway trên website WordPress. Với kinh nghiệm cá nhân, mình thấy SePay là một lựa chọn khá tối ưu cho các doanh nghiệp và cá nhân tại Việt Nam nhờ vào sự ổn định, kết nối với nhiều ngân hàng, và đặc biệt là quy trình tích hợp thân thiện với lập trình viên cũng như người không chuyên.
Hướng dẫn đăng ký tài khoản SePay
Việc đầu tiên bạn cần làm là có một tài khoản SePay để bắt đầu. Quá trình này khá đơn giản và bạn có thể thực hiện trực tuyến luôn:
Mở trình duyệt và truy cập vào website chính thức của SePay tại đây, click vào vào nút “Đăng nhập“.



Tiếp theo, khi đã tạo thành công tài khoản SePay. Chúng ta cùng tiếp tục tới bước thiết lập tài khoản ngân hàng nhận tiền trên Sepay. Hiện tại, Sepay đang hỗ trợ với tài khoản cá nhân gồm có 9 ngân hàng (VPBank, TPBank, Vietinbank, ACB, BIDV, MBBank, OCB, KienLongBank, MSB), tài khoản doanh nghiệp gồm có 7 ngân hàng (ACB, TPBank, MBBank, BIDV, OCB, KienLongBank, MSB).

Có 2 gói miễn phí cho chúng ta lựa chọn. Gói Free cho 50 giao dịch/tháng và gói VPBank PRO miễn phí tới 500 giao dịch/tháng và được miễn phí 1 năm (Gói này dùng ngân hàng VPBank nên ai đang có tài khoản ngân hàng VPBank thì chọn gói này hợp lý hơn).
Ở đây mình hướng dẫn làm với gói FREE nhé

Chọn tiếp tục để xác nhận gói, ở đây mình chọn gói Free. Sau này nhu cầu tăng lên, tuỳ vào số lượng giao dịch trong tháng mà mọi người có thể nâng gói cao hơn.

Vậy là xong bước chọn gói giao dịch, bây giờ bạn vào menu chọn Ngân Hàng chọn “Kết nối tài khoản“








Kiểm tra các giao dịch ở menu Giao dịch. Thông tin chuyển khoản sẽ được ghi nhận tại đây. Như ảnh trên, mình đã thử 1 giao dịch tới tài khoản Vietinbank và đã thành công ghi nhận giao dịch trên SePay.
Cài đặt plugin SePay Gateway cho WordPress (WooCommerce)
Nếu website của bạn được xây dựng trên WordPress và sử dụng WooCommerce cho chức năng thương mại điện tử, việc tích hợp SePay trở nên cực kỳ dễ dàng nhờ plugin SePay Gateway.
Cài plugin SePay Gateway vào website, sau đó kích hoạt plugin. Trước khi cài plugin bạn bắt buộc phải cài WooCommerce trước đã nhé.





Ở đây, mình chọn “Đã hoàn thành” vì đây là sản phẩm ảo có thể tải xuống. Còn mọi người hãy để mặc định “Đang xử lý” nhé.
Vậy là xong rồi. Khá đơn giản phải không? Giờ thử mua 1 sản phẩm nào đó và thanh toán xem sao nhé.
Nếu tất cả các bước trên đều hoạt động như mong đợi, xin chúc mừng! Bạn đã tích hợp thành công cổng thanh toán SePay vào website WordPress của mình. Từ giờ, khách hàng của bạn có thể thanh toán trực tuyến một cách dễ dàng và an toàn, giúp bạn tối ưu hóa doanh thu và nâng cao trải nghiệm người dùng.